6 MẸO HAY ĐỂ DẠY NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH

16/08/2022

Người học thường lo sợ khi nhắc đến hai chữ “ngữ pháp”. Trên thực tế, phần lớn giáo viên cũng lo sợ vấn đề này. 

Lẽ đương nhiên là giáo viên cần biết hết tất cả các quy tắc ngữ pháp, nhưng biết là một chuyện, còn dạy thế nào cho hiệu quả và truyền đạt theo cách mà học sinh không chỉ hiểu mà còn áp dụng được một cách chính xác lại là vấn đề khác. 

Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, ngữ pháp không nên được dạy “theo giáo trình”. Ít nhất là không nên dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Đó không phải là những gì học sinh cần. Chúng không muốn biết  và cũng không quan tâm đến tất cả các quy tắc này. Chúng muốn học tiếng Anh. Chúng muốn nói, đọc và viết bằng tiếng Anh. Vì vậy, làm thế nào để giáo viên tiếng Anh dạy các điểm ngữ pháp quan trọng và cung cấp những gì học sinh cần, thay vì khiến chúng nhàm chán với “các quy tắc”. Nó thực sự khá đơn giản: bằng cách dạy ngữ pháp trong ngữ cảnh và theo những cách thú vị. 

Cùng xem qua một số ví dụ để hiểu rõ hơn.

1. Phương pháp dạy Thì quá khứ hoàn thành  

Số người học tiếng Anh sử dụng thì quá khứ hoàn thành một cách tự nhiên không nhiều. Trên thực tế, một số dân “bản ngữ” cũng không sử dụng nó (tương tự với các qui tắc ngữ pháp tiếng Anh khác). Nhưng giáo viên không thể bỏ qua các điểm ngữ pháp đó, vì học sinh sẽ thiếu những kiến thức quan trọng để nâng cao khả năng thông thạo tiếng Anh của mình. Vì vậy, làm thế nào giáo viên có thể dạy thì quá khứ hoàn thành để học sinh có thể nắm bắt được đầy đủ? Dưới đây là các bước: 

  • Giáo viên có thể tạo dòng thời gian cá nhân của mình và xem các sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra trong cuộc đời mình tại OurTimeLines.com. Ví dụ: nếu bạn sinh năm 1971, bạn sẽ thấy rằng Internet được phát minh khi bạn 2 tuổi. 
  • Cho học sinh xem dòng thời gian của bạn và áp dụng Thì quá khứ hoàn thành như sau: Sam, the Vietnam War ended in 1975. I was born in 1971. You were born in 1995. So, when you were born, the Vietnam War had ended 20 years earlier. When I was born it hadn’t ended yet. (Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975. Thầy/Cô sinh năm 1971. Con sinh năm 1995. Vì vậy, khi con sinh ra, Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc trước đó 20 năm. Khi thầy/cô sinh ra nó vẫn chưa kết thúc.) 
  • Giáo viên có thể kể thêm nhiều ví dụ khác nữa và nói về cách hình thành Thì quá khứ hoàn thành (động từ ‘had’ đi với quá khứ phân từ) và đảm bảo là học sinh hiểu bạn đang nói về hai sự kiện diễn ra trong quá khứ, nhưng một sự kiện diễn ra trước sự kiên còn lại; sau đó, yêu cầu học sinh đưa ra các ví dụ cũng bằng cách sử dụng dòng thời gian. 
  • Khi học sinh quen dần với Thì quá khứ hoàn thành trong các câu khẳng định, hãy chuyển sang các ví dụ có câu hỏi; sau đó cho chúng họ hỏi nhau như: Laura, when you started primary school, had terrorists attacked the World Trade Center? (Laura, khi bạn bắt đầu học tiểu học, những kẻ khủng bố đã tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới chưa?) 

Hãy dùng dòng thời gian đó khi dạy về Thì quá khứ hoàn thành dạng bị động. Thường thì dòng thời gian phù hợp với nhiều Thì như Thì quá khứ đơn hoặc dạng bị động.

Giáo viên có thể tạo dòng thời gian cá nhân của mình và xem các sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra gần đó tại OurTimeLines.com.

2. Hành động!

Không gì giúp học sinh tỉnh táo tốt hơn là cho chúng vận động một chút. Khi giáo viên thấy học sinh ngủ gật, không chú ý hoặc cảm thấy buồn chán, hãy cho chúng đứng dậy và xếp thành một vòng tròn. Bài tập đơn giản này rất hữu ích để dạy nhiều điểm ngữ pháp, ví dụ như: 

Giả sử giáo viên muốn học sinh luyện tập thì quá khứ đơn của động từ thường hoặc động từ bất quy tắc. Lấy một quả bóng nhỏ hoặc túi đậu và nói to một động từ; ném quả bóng cho một học sinh sẽ phải nói ra dạng quá khứ của động từ đó. Học sinh đó ném bóng lại cho bạn và bạn chọn học sinh khác. Học sinh nào mắc lỗi thì phải rời khỏi vòng tròn. Học sinh cuối cùng còn lại sẽ nhận được phần thưởng hình dán hoặc phần thưởng khác. Giáo viên có thể nói một câu ở dạng khẳng định, và học sinh phải chuyển nó sang dạng câu hỏi hoặc ngược lại. Thầy/ Cô có thể áp dụng hoạt động này cho nhiều điểm ngữ pháp khác nhau.

 

3. Hồ sơ Người nổi tiếng

Dạy và luyện tập các Thì động từ qua tiểu sử là một cách hay. Hãy thử hoạt động này để so sánh Thì quá khứ đơn và Thì hiện tại hoàn thành. Tìm hiểu những về người nổi tiếng hoặc ngôi sao thể thao mà học sinh ngưỡng mộ. Sau đó, tìm một tiểu sử ngắn hoặc viết lại tóm tắt tiểu sử những thành tựu chính của người nổi tiếng. Đọc tiểu sử cho học sinh nghe và đảm bảo chúng hiểu những điểm khác nhau. Hãy chỉ ra những ví dụ minh họa rõ ràng như: “He starred in his first hit film in 1985. But he has worked in 20 hit films throughout his career.” (Anh ấy đã đóng chính trong bộ phim ăn khách đầu tiên của mình vào năm 1985. Nhưng anh ấy đã đóng 20 bộ phim ăn khách trong suốt sự nghiệp của mình)

Dạy và luyện tập các Thì động từ qua tiểu sử của người nổi tiếng là một cách hay.

4. Hình ảnh Người nổi tiếng

Đây là một cách khác mà giáo viên có thể tận dụng niềm yêu thích của học sinh với những người nổi tiếng, bao gồm cả các ngôi sao thể thao. Cắt các bức ảnh của người nổi tiếng từ các tờ tạp chí giải trí (bạn nên tích trữ số lượng ảnh lớn để sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau). Sử dụng những hình ảnh này để dạy So sánh hơn và So sánh nhất: Katie Holmes is taller than Tom Cruise.” (Katie Holmes cao hơn Tom Cruise); Ariana Grande is more talented than Taylor Swift. (Ariana Grande tài năng hơn Taylor Swift); và nó cũng hiệu quả với các trạng từ so sánh: Shakira is a better dancer than Ricky.” (Shakira là vũ công giỏi hơn Ricky) và Cristiano Ronaldo holds the official record for scoring the most goals in football history.”  (Cristiano Ronaldo giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử bóng đá)

Sử dụng những hình ảnh người nổi tiếng trong bài ngữ pháp dạy So sánh hơn và So sánh nhất

5. ‘a’ hay ‘an’?

Hoạt động này hiệu quả với những người mới học, kể cả trẻ nhỏ. Lập danh sách một số từ có mạo từ “a” hoặc “an” và trộn chúng lại với nhau. Đối với trẻ nhỏ, giáo viên  có thể sử dụng hình ảnh thay vì từ ngữ. Sau đó chia học sinh thành từng cặp hoặc nhóm, và yêu cầu các em xếp các từ vào hai chồng theo mạo từ. Khi học sinh đã sắp xếp xong, hãy hỏi xem liệu chúng có thể tự mình tìm ra quy tắc hay không. 

Cách tốt nhất để dạy ngữ pháp là thông qua việc sử dụng hoạt động thực tế hoặc ngữ cảnh ngoài đời thực. Làm sao học sinh có động lực để học các Câu điều kiện nếu không biết tại sao lại phải học chúng. Nói cách khác, học sinh sẽ không biết sử dụng chúng khi nào và ở đâu. Khi giáo viên sử dụng các ngữ cảnh và đối tượng thực tế, học sinh sẽ hiểu được các cấu trúc ngữ pháp đang học sẽ hữu ích cho chúng.

6. Chủ đề là gì?

Giảng dạy theo chủ đề sẽ giúp học sinh kết nối những điều giáo viên dạy trong bối cảnh với cuộc sống hàng ngày của họ. Đổi lại, điều này sẽ giúp học sinh ghi nhớ những điều đã học tốt hơn. Tìm các chủ đề mà học sinh quan tâm hoặc gần đây như, mùa hè, mùa đông, phong cách quần áo, kỳ nghỉ và du lịch. 

Vì vậy, hãy bỏ đi những lo sợ của bài học ngữ pháp và thêm những điều thú vị vào đó. Học sinh sẽ học nhanh hơn nhiều.

Giảng dạy theo chủ đề sẽ giúp học sinh kết nối những điều được học với cuộc sống hàng ngày của họ.

 

Hãy tham khảo Horizon TESOL để biết thêm nhiều mẹo hữu ích. 

Anh Thi lược dịch 

Nguồn: https://busyteacher.org/2873-5-new-fun-ways-to-teach-grammar-to-esl-students.html 

 

Tin Tức Khác

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tư vấn khóa học phù hợp? Hãy liên hệ với chúng tôi




    error: Content is protected !!
    Scroll to Top