6 Mẹo để Tạo các bài kiểm tra nhỏ đơn giản

19/06/2022

Cách nhanh chóng nào giúp đảm bảo học sinh bắt kịp với những gì bạn đang dạy? Đó là cho học sinh làm bài kiểm tra nhỏ! Các bài kiểm tra ngắn, súc tích giúp bạn kiểm tra xem học sinh có hiểu bài không. Để bạn có thể điều chỉnh cách dạy để mọi người trong lớp của bạn luôn hiểu bài.  

Dưới đây là sáu mẹo giúp bạn tạo các bài kiểm tra nhỏ. Với đủ thông tin để luôn đảm bảo rằng mọi người luôn học được những kiến thức cần thiết. 

Các bài kiểm tra nhỏ, súc tích giúp trẻ tích lũy kiến thức tốt hơn
Các bài kiểm tra nhỏ, súc tích giúp trẻ tích lũy kiến thức tốt hơn
  1. Đặt mục tiêu rõ ràng

Tại sao bạn lại cho làm bài kiểm tra này? Bạn hy vọng nhận được kết quả như thế nào? Sau khi biết kết quả của học sinh thì bạn sẽ làm gì? Một khi bạn đã xác định được mục tiêu của bài kiểm tra, hãy ghi nhớ chúng trong khi tạo các bài kiểm tra. Đảm bảo rằng mọi câu hỏi đều cung cấp thông tin chi tiết hữu ích — nếu không thì đừng hỏi những câu đó. 

  1. Kiểm tra mức độ hiểu bài

Bạn có thể kiểm tra các mức độ hiểu bài khác nhau của học sinh bằng cách cho các câu hỏi với độ khó khác nhau. Kết hợp sử dụng các câu hỏi rất dễ cũng như các câu hỏi khó và khó vừa phải để đánh giá mức độ hiểu bài, nắm kiến thức của học sinh. Và xem xét xem bạn có cần phải dành nhiều thời gian hơn cho một lĩnh vực cụ thể nào hay không.

3.Đơn giản là tốt nhất 

Đừng cố nhồi nhét quá nhiều câu hỏi vào một bài kiểm tra. Các bài kiểm tra cần phải đơn giản để bạn có thể nhanh chóng xác định xem bạn có cần dành thêm thời gian cho một bài học hay không. Đôi lúc, ngay cả các bài kiểm tra gồm một câu hỏi cũng đủ để cung cấp thông tin chi tiết mà bạn cần về việc học sinh có hiểu bài hay không. 

Hệ thống chấm điểm đạt / không đạt thường là cách dễ nhất để đánh giá xem học sinh có nắm bắt được kiến thức hay không. Khi ta đặt các câu hỏi riêng lẻ, ta sẽ dễ nhận biết nếu như có lỗ hổng kiến thức. Nếu phần lớn các học sinh đều không trả lời được một câu hỏi nhất định. Thì bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn để dạy lại đoạn kiến thức đó. 

  1. Tập trung đúng chủ đề

Đảm bảo rằng bạn chỉ đặt những câu hỏi liên quan trực tiếp đến nội dung bạn đang giảng dạy. Đừng làm học sinh rối khi đặt những câu hỏi lạc đề hoặc không liên quan đến bài học. 

  1. Trả kết quả đúng thời gian, kèm theo những nhận xét mang tính xây dựng và có ý nghĩa

Các bài kiểm tra nhỏ có ích với học sinh cũng như giáo viên. Trả kết quả bài kiểm tra khi kiến thức bài học vẫn còn mới trong tâm trí học sinh. Hãy đảm bảo rằng bạn đưa ra các nhận xét mang tính xây dựng: nhấn mạnh cả điểm mạnh và điểm yếu trong bài làm của học sinh và thảo luận về cách giúp bọn trẻ cải thiện. Đảm bảo kết quả có ý nghĩa bằng cách quay lại kiến thức bài học. Quá trình trả kết quả này sẽ giúp học sinh suy nghĩ chín chắn về những gì chúng đã học được. Và phản ánh những gì chúng cần cải thiện.

  1. Khiến cho học sinh thoải mái

Nhiều học sinh mắc chứng lo lắng khi làm bài kiểm tra. Lúc đầu năm học, báo trước cho học sinh của bạn và giải thích rằng chúng sẽ thường xuyên làm các bài kiểm tra nhỏ trong lớp của bạn.  

Hãy xua tan lo lắng bằng cách đảm bảo với học sinh của bạn rằng các bài kiểm tra sẽ không được tính điểm. Rằng chúng chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin. Hãy cho học sinh biết các bài kiểm tra là cơ hội để chúng trao đổi với bạn. Về những kiến thức chúng đã nắm được và chưa nắm được để bạn có thể điều chỉnh các dạy của mình cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của chúng. 

Giữ mức áp lực thấp và khiến quá trình làm bài kiểm tra thú vị hơn. Thêm một hoặc hai câu trả lời ngớ ngẩn trong phần câu hỏi trắc nghiệm của bạn để gây cười. Sử dụng hình ảnh và video để phù hợp với các phong cách học tập khác nhau. Và cung cấp sự đa dạng cho tất cả học sinh. Sáng tạo lên! 

Các bài kiểm tra nhỏ là một phương pháp dạy hữu ích trong giảng dạy. Hãy tận dụng tối đa chúng trong năm học này! Nếu bạn muốn biết thêm nhiều mẹo hay, hãy tham khảo Horizon Tesol.

Thanh Tuyền lược dịch 

Nguồn: https://www.apperson.com/teach-talk/6-tips-creating-quizzes 

 

Tin Tức Khác

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tư vấn khóa học phù hợp? Hãy liên hệ với chúng tôi




    error: Content is protected !!
    Scroll to Top