CÁCH XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TỐT VỚI PHỤ HUYNH HỌC SINH

17/10/2022

Kỹ năng giao tiếp với cha mẹ/người giám hộ thể trợ giúp hoặc tạo cản trở khi giúp học sinh tiến bộ. Với một giáo viên, thông tin từ phụ huynh cùng quan trọng họ hiểu con mình hơn bất kỳ ai luôn muốn con mình học tốt. Mối quan hệ mang tính xây dựng với phụ huynh một công cụ giáo viên nên tận dụng, tạo duy trì mối quan hệ đó một nghệ thuật nhằm tìm ra các giải pháp giúp học sinh học tập tốt. 

1.Bắt đầu sớm 

Ngạn ngữ nói rằng, “Không ai quan tâm bạn biết gì đến khi họ biết bạn quan tâm.” Đây là cốt lõi cho mối quan hệ bền vững với phụ huynh. Khi trao đổi về một đứa trẻ, cha mẹ chúng cần biết rằng bạn thực sự quan tâm. tiếc thay, giáo viên thường chỉ giới thiệu bản thân vào buổi đầu năm học. 

Hãy dành thời gian gặp trực tiếp phụ huynh, dù chỉ trong 15 phút, để nghe những điều bạn chưa biết về trẻ, để tìm ra giải pháp cho những hành vi ngỗ nghịch hoặc những tác động bên ngoài, hay sự thật thú vị mà bạn không biết trừ khi bạn gần gũi với học sinh. Đối với lần gặp đầu tiên, hãy lắng nghe nhiều hơn nói. Điều này thể hiện sự quan tâm của bạn.

Hãy dành thời gian gặp trực tiếp phụ huynh để nghe những điều bạn chưa biết về trẻ

 

 

2.Chia sẻ những điều tích cực 

Một trong những lời phàn nàn mà tôi thường nhận được từ các giáo viên là “Phụ huynh không trả lời điện thoại”. Đầu tiên tôi thường hỏi liệu đó có phải thời gian phụ huynh làm việc không. Thứ hai, tôi muốn biết đó có phải là lần đầu tiên liên lạc với phụ huynh không. Nếu giáo viên chỉ liên hệ khi học sinh vi phạm hoặc học không tốt, cha mẹ sẽ không muốn hợp tác. 

y bắt đầu bằng những điều tích cực, bao gồm những bức ảnh chụp học sinh trong lớp và quá trình học tập của chúng, cho phụ huynh biết rằng bạn muốn họ tham gia vào cả quá trình học của con họ, không phải chỉ can thiệp khi bạn “bó tay”. Không nhất thiết phải gọi điện thoại, có thể sử dụng các phương thức liên lạc khác nhau (thư báo về nhà, tin nhắn văn bản hoặc qua các ứng dụng, email, v.v.) tạo cơ hội cho cha mẹ thường xuyên nhận thông tin từ bạn.

Dùng các phương thức liên lạc khác nhau để tạo cơ hội cho cha mẹ thường xuyên nhận thông tin từ bạn.

 

3.Làm thế nào để báo tin xấu 

Không may, sẽ có những lúc phải nói điều không mấy tích cực. Đối với những vi phạm nhỏ, một ghi chú hoặc một email là đủ; tuy nhiên, có những trường hợp nghiêm trọng, bắt buộc phải gọi điện thoại hoặc nói chuyện trực tiếp. Hãy nhớ rằng, rất nhiều bậc cha mẹ coi hành vi của con mình như một nỗi xấu hổ, vì vậy, sự thông cảm và khéo léo  sẽ khiến bạn trở nên thấu hiểu chứ không phải một người xa lạ không ưa đứa trẻ. 

Thừa nhận khó khăn, nhưng hãy đưa ra hy vọng và lập kế hoạch giúp trẻ tiến bộ. Cha mẹ không muốn gửi con cho một người có thái độ ghét bỏ con họ vì chúng chưa ngoan. Khi bạn dễ gần, thấu hiểu và bình tĩnh đưa ra giải pháp, phụ huynh sẽ muốn hợp tác với bạn để giúp con họ thành công. 

4.Gọi điện thoại 

Khi mới vào nghề, tôi rất sợ gọi điện cho phụ huynh. Tôi có con nhỏ và đang dạy cấp 3 nên phản ứng tự nhiên của tôi là cảm thấy tự ti và áy náy. Tôi biết họ sẽ đổ lỗi cho tôi, và tôi không biết nên làm thế nào. Kết quả là tôi đã tránh nói chuyện. 

Bây giờ, với tư cách là quản lý, mục tiêu của tôi là nói chuyện với phụ huynh trước vì điều đó cho phép tôi giải thích rõ khi phụ  huynh không phòng bị. Một khi đứa trẻ kể chuyện trước, cha mẹ sẽ căng thẳng về cách bạn nhìn nhận con họ và đánh giá khả năng làm cha mẹ của họ. Giọng nói và ngữ điệuảnh hưởng lớn, khiến bạn nghe như đang lên án hoặc đang thấu hiểu. Bạn phải quyết định điều mà bạn muốn thể hiện. Hòa giải luôn tốt hơn tố cáo. Hãy nói chuyện nhẹ nhàng với phụ huynh. 

Giọng nói và ngữ điệu có ảnh hưởng lớn nên bạn phải quyết định điều mà bạn muốn thể hiện.

5.Khi cha mẹ không ủng hộ hoặc không hiểu 

Có những lúc cuộc trò chuyện có thể rất khó chịu. Một số phụ huynh có quan hệ không tốt với nhà trường và t ra thất vọng, lo lắng, sợ hãi khi trao đổi. Trách nhiệm của bạn là phải thật chuyên nghiệp. Giữ bình tĩnh trước cảm xúc của họ và lý do tại sao họ cảm thấy như vậy có thể xoa dịu tình hình. 

Hãy thấu hiểu trước khi được thấu hiểu. Tập trung vào giải pháp, đưa ra những cách để giúp đứa trẻ. Nếu một trường hợp nào đó khiến phụ huynh khó chịu, hãy cho họ thời gian để bày tỏ sự thất vọng rồi mới nhận xét. Là một giáo viên, bạn không cần phải cam chịu bạo hành bằng lời nói từ phụ huynh, vì vậy tôi khuyên bạn nên nhờ một quản lý có mặt tham gia các cuộc trao đổi đó hoặc nói chuyện với những người đang tức giận thay bạn. 

Cha mẹ gửi cho chúng ta những gì tốt nhất của họ hàng ngày. Chúng ta cùng hướng tới một mục tiêu: sự thành công của học sinh. Từ ngữ rất quan trọng, hãy lựa chọn một cách khôn ngoan. 

 

Hãy tham khảo Horizon TESOL để biết thêm nhiều mẹo hữu ích 

Hà Phương lược dịch 

Nguồn: https://www.teachhub.com/professional-development/2020/10/how-to-build-a-productive-relationship-with-parents/ 

Tin Tức Khác

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tư vấn khóa học phù hợp? Hãy liên hệ với chúng tôi




    error: Content is protected !!
    Scroll to Top