GIÁO VIÊN CẦN LƯU Ý GÌ KHI DẠY TRẺ THIÊN TÀI

30/09/2022

Một trong những thử thách lớn khi giảng dạy là thích ứng với nhu cầu của hàng trăm học sinh. Mỗi học sinh có cá tính, sở thích, tầm nhìn và khả năng tư duy riêng. Điểm số IQ trung bình của học sinh trong lớp học khoảng 100 điểm, nhưng khoảng 2% học sinhchỉ số IQ cao hơn 130 điểm. Khả năng cao hơn mức trung bình này được gọi là thiên bẩm, thường đi cùng với khả năng sáng tạo, lối suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ khác biệt. Khi những đứa trẻ thiên tài tham gia vào hệ thống lớp học thông thường, hiểu nhầm rất dễ gây phát sinh. Dưới đây là bốn hiểu nhầm thường gặp về khả năng thiên bẩm. 

1.Thiên Bẩm là Vấn Đề Xa Xỉ Vì Những Học Sinh Này Không Cần Sự Giúp Đỡ 

Vai trò và sức ảnh hưởng của giáo viên với học sinh thiên tài có thể quan trọng hơn với học sinh bình thường. Những học sinh này có trí thông minh xuất chúng nhưng thường không “học được cách để học.” Chúng có thể hiểu hết các tài liệu học tập trong lớp, nhưng không biết cách để học thuộc chúng. Những kỹ năng quản lí như tiếp nhận các yêu cầu, kiểm soát sự bốc đồng, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên thường chưa phát triển tốt. Những kỹ năng này có thể rèn luyện được và giáo viên sẽ là người dạy cho chúng.

Vai trò và sức ảnh hưởng của giáo viên với học sinh thiên tài có thể quan trọng hơn với học sinh bình thường.

2.Những Đứa Trẻ Thiên Tài Thường Ngại Giao Tiếp Xã Hội

Như các trẻ bình thường, một số trẻ thiên tài cũng thích giao tiếp xã hội. Trẻ thiên tài không khó gần, nhưng có vài lí do khiến mọi người thường nghĩ vậy: 

Thiên bẩm có những đặc điểm giống với Rối loạn Phổ tự kỷ. Ví dụ như có niềm yêu thích đặc biệt với một chủ đề nào đó. Một học sinh có thể vừa là một thiên tài và vừa mắc chứng rối loạn, nhưng đây không hẳn là một đặc ân. 

Nếu như bạn đang ở một bữa tiệc sinh nhật có mười kỹ sư máy bay thì nhiều khả năng là họ sẽ không có hứng thú với công việc giảng dạy của bạn và ngược lại. Đây cũng là điều những đứa trẻ thiên tài thường cảm nhận trong lớp học. Những trẻ này thường có niềm yêu thích và thế giới cảm xúc khác với những trẻ cùng tuổi. Khi chúng học cùng những bạn “chung sở thích hoặc trí thông minh”, chúng sẽ cư xử với người bạn đó như những trẻ thông thường. 

Trẻ thiên tài này thường có niềm yêu thích và thế giới cảm xúc khác với trẻ bình thường cùng tuổi.

3.Trẻ Thiên Tài Luôn Có Thành Tích Học Tập Tốt Ở Trường

Trẻ thiên tài có khả năng đạt điểm cao, nhưng chúng thường không duy trì được thành tích đó trong thời gian dài. Có thể là việc không đạt được kết quả như mong đợi (điểm số thấp hơn mức chúng có thể đạt) và việc không đạt yêu cầu thật sự (không đủ các cột điểm). Có nhiều lý do cho vấn đề này, trong đó sợ thất bại và che giấu khả năng để hòa nhập là hai lý do thường gặp. Điều này có thể phụ thuộc vào văn hoá. Ví dụ như việc đạt điểm trung bình 5.5/10 là hoàn toàn có thể chấp nhập được ở Hà Lan. Tuy nhiên,  tất cả học sinh ở Singapore đều nỗ lực để đứng đầu lớp. Một lý do khác để không đạt được như mong đợi là khi học sinh trở nên “đặc biệt nhân đôi”: thiên tài nhưng đi kèm với chứng khó học (như chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), chứng khó đọc, chứng rối loạn phổ tự kỷ).

Trẻ thiên tài có khả năng đạt điểm cao, nhưng chúng thường không duy trì được thành tích đó trong thời gian dài.

4.Nhiều Trẻ Nam Là Thiên Tài Hơn Trẻ Nữ 

Sự thật thì tỷ lệ thiên tàihai giới là như nhau, trong đó nữ chiếm 2% và nam chiếm 2%. Sự khác biệt duy nhất chính là hành vi cư xử trong lớp học của học sinh nam và học sinh nữ có khả năng thiên bẩm. Trẻ thiên tài nam có xu hướng nổi loạn: chúng trở thành người pha trò của lớp hoặc cư xử thô lỗ với các bạn khác. Trẻ thiên tài nữ thường cố để hoà hợp: chúng che giấu bản chất thật sự của mình để kết bạn và trở thành một học sinh hoàn hảo. Tuy nhiên giáo viên cần chú ý hơn vì không phải lúc nào cũng như vậy, có thể trẻ có khả năng thiên bẩm là cậu bé trầm tính ngồidãy bàn cuối lớp hoặc cô bé có vẻ hơi thô cộc. 

Sự thật thì tỷ lệ thiên tài ở hai giới là như nhau, nhưng cách cử xử học sinh nam và học sinh nữ trong lớp học khác nhau

Vậy giáo viên nên làm gì để tiếp tục nuôi dưỡng tài năng thiên bẩm của những cô, cậu học trò này? Các thầy, cô có thể bắt đầu với việc mang lại cho những học sinh thiên tài đặc biệt của mình cảm giác được thừa nhận. Điều này giúp học sinh tự tin là chính mình và phát triển thành một người trưởng thành xuất chúng. Giáo viên hoàn toàn có thể tạo ra sự khác biệt!

 

Hãy tham khảo Horizon TESOL để biết thêm nhiều mẹo hữu ích 

Nguồn: https://teacherblog.ef.com/got-gifted-student-heres-need-know/ 

Anh Thi lược dịch 

Tin Tức Khác

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tư vấn khóa học phù hợp? Hãy liên hệ với chúng tôi




    error: Content is protected !!
    Scroll to Top