Bạn có học sinh nào nghĩ bài kiểm tra tiếng Anh chỉ là một con dấu phê duyệt cuối khóa học? Chắc là có đúng không? Tuy nhiên, chắn hẳn bạn đã biết rằng nghiên cứu cho thấy bài kiểm tra là một trong những công cụ học tập hiệu quả nhất hoặc ca ngợi những lợi ích của việc kiểm tra. Thế nhưng có 1 điều kiện: chỉ có bài kiểm tra đúng thời điểm phù hợp với năng lực của học sinh mới có thể cải thiện trí nhớ hiệu quả. Thế ta nên kiểm tra học sinh như thế nào?
1.Kiểm tra sớm
Thậm chí trước khi học sinh bước vào lớp, chúng thường đã hoàn thành bài kiểm tra đầu vào. Nếu có thể, hãy cho chúng xem kết quả và bài giải. Học sinh có thể không hiểu toàn bộ bài kiểm tra nhưng với bài giải trong tay, chúng sẽ biết trước sắp tới mình sẽ học gì. Quan trọng hơn là khuyến khích học sinh cải thiện bản thân bằng cách ghi nhận ưu và khuyết điểm, sau đó hướng dẫn các nguồn tài liệu học tiếng Anh mà chúng có thể tự học.
Thêm vào đó, khuyến khích học sinh làm bài kiểm tra tiếng Anh trước khi chuyển lớp, lên lớp hoặc có bất kỳ thay đổi gì trong quá trình học. Kết quả có thể được dùng để chỉ ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của học sinh và từ đó lập ra giáo án. Dạy chúng cách chủ động và cụ thể hơn trong lên kế hoạch. Ví dụ như thay vì “luyện đọc hiểu”, hướng dẫn người học chú ý và ghi chú những gì khúc mắc (như câu, cụm động từ, hoặc cấu trúc câu điều kiện). Tất cả những thông tin quý giá này sẽ nói lên kế hoạch học tập của học sinh, cho phép chúng tập trung trau dồi những kỹ năng có thể được áp dụng ngay lập tức cũng như mài dũa chúng ngay tại lớp học.

2.Kiểm tra thường xuyên
Trong suốt quá trình học, dù trực tiếp hay trực tuyến, kiểm tra thường xuyên phục vụ 3 mục đích. Thứ nhất, nó thể hiện học sinh đã học được gì, đó là một điều đáng khích lệ. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của động lực khi liên quan đến giáo dục. Để khai thác động lực này nhiều hơn, suy xét cho học sinh hoàn thành cùng một bài kiểm tra 2 hoặc 3 lần trong năm, hoặc bài kiểm có thang điểm tương tự để chúng thấy được điểm số của mình cải thiện thế nào. Đây có thể làm hoạt động trên lớp hoặc bài tập về nhà. (Tất nhiên kỹ thuật này chỉ hiệu quả với bài kiểm tra học thuật chứ không phải là một chuỗi câu hỏi cố định).
Mục đích thứ hai của việc dùng bài kiểm tra tiếng Anh làm học cụ đó là lấp lỗ hổng kiến thức. Khi học sinh gặp phải những cấu trúc câu khó nhằn và cố gắng diễn đạt những suy nghĩ phức tạp, thử thách mới lại xuất hiện. Các quy tắc dường như đã đã rõ ràng trước đây cũng đồng thời trở nên khó hiểu khi các yếu tố phụ xuất hiện. Các bài kiểm tra tiếng Anh thông thường giúp học sinh và cả giáo viên phát hiện vấn đề rồi bổ sung chúng vào nội dung bài học. Những bài kiểm tra ngắn xoay quanh các quy tắc ngữ pháp, từ vựng hay cấu trúc câu cụ thể có thể hữu dụng. Nhắc lại, hãy cung cấp đáp án để tăng tính trách nhiệm của học sinh.
Lý do thứ 3 về cho thấy nên tổ chức kiểm tra ít nhất 6 tháng một lần đó là: các bài nghiên cứu chỉ ra rằng học sinh tiếp nhận kiến thức trong khi làm kiểm tra. Ở các câu hỏi nhiều lựa chọn, liên tục đưa ra các đáp án đúng sai khiến người học suy nghĩ tự tin và kỹ lưỡng về những gì chúng đã biết và những gì tưởng như đã biết. Hành động gợi nhắc kiến thức từ trí nhớ về bản chất là củng cố lại trí nhớ.

3.Thư giãn
Học sinh không có gì phải căng thẳng khi bài kiểm tra tiếng Anh được dùng làm học cụ hay sợ học cùng tấm flashcards, đọc một văn bản phức tạp khi được quyển từ điển hỗ trợ, hay nghe podcast từ đài BBC. Làm kiểm tra thường xuyên giúp học sinh tiếp cận suy nghĩ thi cử một cách bình tĩnh và tự tin, từ đó cải thiện kết quả bài kiểm tra nói chung cho dù gặp phải bài kiểm tra có mức độ rủi ro cao. Nếu những điều trên không phải là lý do nên cho học sinh làm kiểm tra tiếng Anh thì cũng không biết còn lý do nào nữa không.

Hãy tham khảo Horizon TESOL để biết thêm nhiều mẹo hữu ích
Thu Phương lược dịch.
Nguồn: https://teacherblog.ef.com/unconventional-guide-testing-students-english/