LÀM THẾ NÀO ĐỂ GÓP Ý CHO HỌC SINH HIỆU QUẢ?

25/10/2022

Phản hồi hay nhận xét rất quan trọng với quá trình phát triển và thành công trong học tập. Khi nghiên cứu và tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của phản hồi và nhận xét, ta càng thấy đây là một trong những công cụ quan trọng nhất trong bộ công cụ giáo dục. Phản hồi giúp học sinh làm chủ việc học và có thể tự bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời cũng dạy họ cách đưa ra phản hồi hiệu quả và phù hợp cho những người bạn học cùng. 

1.Giáo dục theo hướng tự nhiên 

Nhận xét phải luôn mang tính hướng dẫn và tập trung vào những điều học sinh đang làm tốt hoặc cần cải thiện. Tại trường, chúng ta sử dụng thang học tập để hỗ trợ học sinh và giáo viên trong quá trình đưa và nhận phản hồi. 

Bộ phận Học thuật kiểm tra và đánh giá thang học tập trong các cuộc họp hàng tuần. Chúng ta bắt đầu với tiêu chuẩn được nhắm mục tiêu cần dạy và gợi mở để đảm bảo học sinh có đủ kỹ năng để đạt những tiêu chuẩn. Tiếp theo là đưa những phần đó vào bậc thang học tập bằng các thuật ngữ thông dụng với học sinh và giới thiệu nó trước khi dạy bài học. Sau đó, học sinh tự theo dõi quá trình tiến bộ của mình và gặp giáo viên để thảo luận về vị trí hiện tại của các em trên nấc thang học tập và điều mà các em có thể gặp khó khăn.

Nhận xét phải luôn mang tính hướng dẫn và tập trung vào những điều học sinh đang làm tốt hoặc cần cải thiện.

2.Có chủ đích 

Thông tin phản hồi cho học sinh cần cụ thể và có chủ đích. Giáo viên không nên chỉ nói, “Con làm tốt lắm!” hoặc “Tuyệt vời!”. Vì những lời khen này không giúp học sinh biết họ đã làm tốt hoặc họ cần cải thiện những điều gì. Trên thực tế, điều này quan trọng đến mức giờ đây nó là một phần của phiếu đánh giá cấp tiểu bang của chúng tôi để đánh giá giáo viên. Có một phần phản hồi học thuật và ba trong số năm điều mà người đánh giá tìm kiếm dựa trên một điểm này. 

Phản hồi bằng miệng và bằng văn bản luôn được chú trọng về mặt học thuật, thường xuyên và chất lượng cao. 

Phản hồi thường xuyên được đưa ra trong quá trình thực hành có hướng dẫn và xem xét bài tập về nhà. Giáo viên luân phiên để thúc đẩy suy nghĩ của học sinh, đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh và cung cấp phản hồi cho từng cá nhân. 

Thông tin phản hồi từ học sinh được sử dụng nhất quán để theo dõi và điều chỉnh việc giảng dạy. 

Một ví dụ được nhắm mục tiêu sẽ là: “Bạn đã làm rất tốt khi so sánh và đối chiếu các quan điểm trong văn bản này. Bạn nghĩ tại sao tác giả lại chọn quan điểm này trong phần này? ” 

3.Đúng lúc, kịp thời 

Đây là một trong những điều quan trọng nhất cần xem xét và lên kế hoạch khi đưa ra phản hồi cho học sinh. Mặc dù chấm điểm bài tập khá mất thời gian, nhưng giáo viên chia sẻ phản hồi với học sinh càng sớm sau khi chúng nộp bài tập sẽ càng hiệu quả. Nếu giáo viên đưa ra phản hồi cho học sinh chậm hơn một tuần thì những phản hồi đó sẽ không phát huy được tối đa tác dụng. Học sinh cần có những nhận xét chính xác sau khi vừa hoàn thành bài tập để có thể nhớ những gì họ đã nghĩ trong lúc làm và có thể nói về quá trình tư duy, suy luận và những khó khăn họ đã gặp phải. 

Giáo viên không nhất thiết phải chấm điểm bài tập để đưa ra phản hồi cho học sinh. Họ có thể dành thời gian xem qua phần bài làm của học sinh rồi đưa ra nhận xét. Cách làm này có ý nghĩa hơn, hiệu quả hơn và sẽ tạo tác động lâu dài hơn. Nếu học sinh sử dụng thang học tập khi họ làm bài tập và dùng nó trong buổi tham vấn với giáo viên, nó cũng giúp họ nói về bài tập của mình và giáo viên có thể cung cấp những phản hồi cụ thể để giúp họ chuyển sang bước tiếp theo. 

Giáo viên chia sẻ phản hồi với học sinh càng sớm sau khi chúng nộp bài tập sẽ càng hiệu quả.

4.Chú ý đến nhu cầu cá nhân 

Tất cả học sinh không thể tiến bộ với cùng một tốc độ hay ở cùng một trình độ. Điều quan trọng cần nhớ là giáo viên cần dạy học sinh theo khả năng của chúng. Nếu một học sinh lớp 4 vần gặp khó khăn khi đọc, giáo viên vẫn cần tập trung dạy theo các tiêu chuẩn của lớp bốn nhưng dùng các bài đọc ở mức độ dễ hơn. 

Đối với người học tiếng Anh, giáo viên có thể dùng hình ảnh để giúp họ hiểu nấc thang học tập và công cụ đồ họa để giúp họ sắp xếp suy nghĩ của mình, cũng như xem trước các từ vựng có thể gây khó khăn khi đọc văn bản.  

Những cách này sẽ giúp các học sinh “đặc biệt” này thành công. Giáo viên phải khác biệt để đáp ứng mọi nhu cầu của học sinh.

5.Đưa ra lời khen công tâm 

Học sinh có thể biết liệu giáo viên có đang nói thật hay không. Thầy cô nhất định phải thực sự công tâm khi đưa ra ý kiến đóng góp cho học sinh để các em nghiêm túc tiếp nhận chúng. Giáo viên cần tìm ra những điểm tốt và điểm cần cải thiện trong bài làm của học sinh. Nguyên tắc chung là chỉ ra hai điều tốt trong phần thể hiện của học sinh và một điều cần rèn luyện thêm. Giáo viên có thể ghi chú trên thang học tập để học sinh có thể dễ dàng tham khảo. 

Khi học sinh có thể tự nói với giáo viên hai điều các em cảm thấy mình đã làm tốt và một điều mình cần luyện tập thêm thì cũng sẽ rất có lợi cho các em; sau đó thầy và trò có thể thảo luận cùng nhau để đưa ra chiến lược cải thiện hiệu quả. Điều này giúp học sinh tham gia nhiều hơn vào quá trình này.

Thầy cô nhất định phải thực sự công tâm khi đưa ra ý kiến đóng góp cho học sinh để các em nghiêm túc tiếp nhận chúng.

6.Đưa ra ví dụ 

Khi học sinh có một hình mẫu để học tập theo, các em sẽ hiểu rõ hơn về các kỳ vọng và dễ thành công hơn. Giáo viên cần tạo những hình mẫu trong suy nghĩ của học sinh và dạy cả lớp hoặc theo từng nhóm nhỏ để tạo ra ví dụ chất lượng về những gì học sinh sẽ tự làm. Nhiều giáo viên thường áp dụng mẫu ‘I Do, We Do, You Do’ (Tôi làm, Chúng ta làm, Bạn làm). Điều này hỗ trợ nhiều cho học sinh trong quá trình nỗ lực để trở nên tự lập.

7.Khuyến khích học sinh đưa ra phản hồi 

Đây là một gợi ý để học sinh thể hiện hiểu biết của mình. Nếu các em có thể đưa ra phản hồi cho giáo viên và các bạn học cùng thể hiện trình độ kiến thức của học sinh và có thể giúp người khác cải thiện khả năng phản ánh công việc của chính họ. Nhận phản hồi từ học sinh cũng là một công cụ có giá trị để cải thiện việc giảng dạy của bạn và giải quyết những thiếu sót trong học tập, mối quan tâm hoặc khó khăn mà học sinh có thể gặp phải. 

 

Hãy tham khảo Horizon TESOL để biết thêm nhiều mẹo hữu ích 

Nguồn: https://www.teachhub.com/professional-development/2020/09/how-to-provide-effective-feedback-to-students/ 

Anh Thi lược dịch 

Tin Tức Khác

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Bạn cần tư vấn khóa học phù hợp? Hãy liên hệ với chúng tôi




    error: Content is protected !!
    Scroll to Top