Giảng dạy là nghề cao quý nhưng cũng có không ít khó khăn, nhất là với giáo viên mới vào nghề. Nhiều giáo viên đi dạy năm đầu tiên đã từ tràn đầy nhiệt huyết và năng lượng thành choáng ngợp với quá nhiều nhiệm vụ. Ngoài ra, hầu hết các giáo viên mới vào nghề thường chưa có cái nhìn bao quát vể việc giảng dạy. Họ vui mừng khi nhìn thấy ánh mắt bừng sáng của học sinh khi học được điều mới . Tuy nhiên, giáo viên mới phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi dạy lứa học sinh đầu tiên của mình.
NHỮNG THỬ THÁCH CỦA GIÁO VIÊN MỚI

1.Kỷ luật
Đây là thử thách với nhiều giáo viên mới. Cú sốc đầu tiên của hầu hết giáo viên mới sẽ là không phải tất cả học sinh đều ngoan và hợp tác. Thêm vào đó, nhiều giáo viên mới thưởng không có kinh nghiệm về quản lý và giữ kỷ luật lớp học. Hầu hết giáo viên giám sát đều có thể quản lý và giữ kỷ luật lớp học tốt khi giáo viên giảng dạy đến. Vậy nên nhiều giáo viên mới cảm thấy bối rối khi đối mặt với vấn đề kỷ luật trong lớp học.
2.Đảm nhận quá nhiều nhiệm vụ
Giáo viên thường phải đảm nhiệm khá nhiều vai trò. Họ không chỉ là giáo viên mà còn là cố vấn, y tá, người cung cấp tài liệu, người phân tích dữ liệu, v.v. Kiêm tất cả những vai trò đó trong khi vẫn cố gắng trở thành người hướng dẫn, chuyên gia giảng dạy và người hỗ trợ học tập là việc khá khó.
3.Thiếu hợp tác và hỗ trợ
Nhiều giáo viên mới bắt đầu sự nghiệp giảng dạy nghĩ họ phải tự mình vượt qua những khó khăn trong năm dạy học đầu tiên. Nhiều trường học không có cộng đồng học tập chuyên nghiệp hiệu quả hoặc thành lập chương trình cố vấn. Giáo viên mới khó có thể tìm ra giải pháp nếu không có sự trợ giúp từ các giáo viên khác. Ngoài ra, một số trường không cung cấp cho giáo viên đủ tài nguyên dạy học bắt buộc. Các giáo viên mới thường cố gắng tìm tài liệu thích hợp mà không nhờ đến hỗ trợ từ các giáo viên lành nghề hoặc ban quản trị.
4.Tính đa dạng
Giáo viên mới chắc chắn đã biết được tầm quan trọng của đa dạng hoá từ khi còn là sinh viên đại học. Ngoài việc tìm kiếm tài liệu giảng dạy, giáo viên cũng phải tìm tài liệu đáp ứng nhu cầu của đa dạng khả năng và phong cách học tập khác nhau.
5.Quá nhiều công việc giấy tờ
Giáo án, nguồn dữ liệu phân tích và tài liệu dùng cho nhiều mục đích khác nhau là các công việc sổ sách mà giáo viên mới phải. Đây cũng là thử thách với các giáo viên lành nghề và gần như không thể đối với những giáo viên mới.
6.Cảm thấy không đủ
Với tất cả những thách thức được liệt kê ở trên, các giáo viên mới có thể cảm thấy rất hụt hẫng và như thể nỗ lực của họ chẳng có ích lợi gì. Rất khó cho các giáo viên năm nhất có thể thấy được kết quả học tập đáng kể trong khi giải quyết tất cả những điều này. Nhiều người bắt đầu cảm thấy rằng họ có thể đã chọn sai con đường.
MẸO QUẢN LÝ LỚP HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN MỚI
Vì vậy, đây là một vài gợi ý về các quy trình và quy trình có thể giúp các giáo viên mới học chinh phục những thách thức trong việc quản lý lớp học của chính họ.
1.Học hỏi các giáo viên kỳ cựu
Khi các giáo viên mới cần giải quyết những nhiệm vụ này thì nhận được hướng dẫn của các giáo viên lành nghề là vô cùng hữu ích. Hãy mạnh dạn trò chuyện cùng họ và xin lời khuyên. Họ có thể cung cấp nhiều mẹo và thủ thuật từ tất cả những năm kinh nghiệm của họ. Họ cũng có thể trợ giúp về các nguồn cung cấp tài liệu giảng dạy. Bằng cách trò chuyện và học hỏi từ các giáo viên khác, giáo viên mới vào nghề có thể phát triển các mối quan hệ mới giúp ích cho các cả về chuyên môn và tinh thần.

2.Lập danh sách
Đối với tất cả các biểu mẫu, dữ liệu, hồ sơ và các công việc hàng ngày khác, giáo viên mới có thể sắp xếp bằng cách tạo một số danh sách để kiểm tra hàng ngày. Đối với tôi, ngay cả với tư cách là một giáo viên lâu năm, tôi không thể theo kịp tất cả các nhiệm vụ nếu tôi không có danh sách. Giữa việc theo dõi tiến độ, phiếu điểm, giấy chấm điểm và ghi điểm, báo cáo tiến độ, giữ liên lạc với phụ huynh, bản tin lớp hàng tuần, v.v., việc ghi chép danh sách hàng ngày là điều hoàn toàn cần thiết.
3.Nhờ giúp đỡ
Những giáo viên mới không thể ngại làm điều này. Họ cần biết rằng họ có thể đến gặp hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên hướng dẫn, trưởng nhóm hoặc người cố vấn và yêu cầu giúp đỡ. Hầu hết ban giám hiệu đều biết những thách thức với các giáo viên mới lớn đến mức nào và sẵn sàng hỗ trợ một phần nào đó để giảm bớt những trở ngại đó.

4.Thiết lập các kỳ vọng rõ ràng
Giáo viên mới cần cho học sinh biết rõ những kỳ vọng của mình khi bắt đầu năm học. Giáo viên nên tổ chức họp phụ huynh vào đầu năm học để thông báo về những quy định và quy trình của lớp học. Với những phụ huynh không thể tham gia, giáo viên có thể gọi điện thoại để giới thiệu về bản thân và cho họ biết bạn sẽ vận hành lớp học như thế nào. Điều này có thể hạn chế nhiều vấn đề phát sinh sau này. Giáo viên có thể chủ động trong việc dạy học của mình bằng cách thiết lập những kỳ vọng này với cả học sinh và phụ huynh của các em.
5.Đồng hành
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng giáo viên chỉ cần đi quanh lớp học và quan sát là có thể tạo ra những khác biệt rất lớn trong việc ngăn chặn hành vi chưa tốt của học sinh. Sự có mặt của giáo viên có thể giúp học sinh tập trung hơn vào nhiệm vụ. Một gợi ý khác là giáo viên đứng ở cửa lớp chào học sinh vào đầu mỗi ngày hoặc đầu buổi học. Điều này giúp cho học sinh cảm thấy hào hứng và hăng hái cho ngày học phía trước!

6.Nhất quán
Giáo viên phải chắc chắn nhất quán trong việc thực hiện bất kì quy tắc và quy trình nào. Học sinh sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn khi mọi việc đều nhất quán.
7.Phát triển mối quan hệ với học sinh
Đây là một trong những mẹo quan trọng nhất với cả giáo viên mới và giáo viên lành nghề. Vì giữ kỷ luật có thể là thử thách khó thực hiện hơn nên việc phát triển các mối quan hệ chân thành với học sinh có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong môi trường lớp học nói chung. Khi giáo viên đầu tư vào các mối quan hệ này, học sinh sẽ sớm biết rằng giáo viên thực sự quan tâm đến chúng. Học sinh sẽ có xu hướng tuân theo hướng dẫn và nỗ lực hơn khi có mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng và giáo viên.

8. Sắp xếp cho mình thời gian nghỉ ngơi
Đây là việc làm cần thiết với giáo viên mới, vì họ thường dễ bị kiệt sức. Đây cũng là nguyên nhân nhiều giáo viên trẻ sớm rời bỏ nghiệp giảng dạy của mình. Mặc dù lượng công việc có thể lấp đầy mỗi phút trong ngày nhưng giáo viên mới không thể dành hết thời gian cho công việc.
Giáo viên mới cần xếp cho mình một thời gian trống nhất định và tạm gác lại những nhiệm vụ đó để tránh bị kiệt sức. Đôi khi họ phải học cách đặt giáo án hoặc xấp giấy tờ xuống để xem một chương trình yêu thích, cuộn tròn với một cuốn sách hay, hoặc dành thời gian cho bạn bè và gia đình. Điều này có thể xem như cách cho giáo viên tái tạo lại năng lượng. Hãy dừng công việc lại một chút, thay đổi, nghỉ ngơi và sẵn sàng cho những trải nghiệm bổ ích phía trước.
Hãy tham khảo Horizon TESOL để biết thêm nhiều mẹo hữu ích
Nguồn: https://www.teachhub.com/classroom-management/2019/09/classroom-management-tips-for-new-teachers/
Anh Thi lược dịch